Công khai email hay không ?
CAPTCHA image
(Nhập vào mã xác nhận trên)
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Người hỏi: Nam Nguyễn
Cơ quan trả lời: Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế là như thế nào?

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế là như thế nào? Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế là như thế nào? Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế là như thế nào? Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế là như thế nào?

Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào?
Người hỏi: Nhi Hồ
Cơ quan trả lời: Trung tâm Xúc tiến và Đầu tư Thừa Thiên Huế

Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào? Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào?

Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào? Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào? Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào? Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào? Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào? Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào? Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào? Các quy trình, thủ tục hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện TTHC như thế nào?

Nhóm câu hỏi về Ngành nghề kinh doanh
Người hỏi: Nguyễn Hoa
Cơ quan trả lời: Trung tâm XTĐT và HTDN

Câu 1: Công ty có thể sử dụng tên ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không đăng ký để đặt tên cho doanh nghiệp không?

Câu 2: Trường hợp doanh nghiệp đăng kí kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp có phải nộp các giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh khi đăng kí thành lập doanh nghiệp không?

Câu 3: Những ngành, nghề đầu tư kinh doanh nào là ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện? Tôi có thể tra cứu các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện này tại đâu?

Câu 4: Tôi có thể ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của công ty mình dưới ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hay không? Câu 5: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm, điều này có nghĩa là doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả các ngành, nghề kinh doanh mà không cần đăng kí với cơ quan đăng ký kinh doanh, kể cả những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đúng không?

Câu 6: Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi nào?

Câu 7: Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư thì có phải chuyển mã ngành, nghề HS ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư sang mã ngành kinh tế cấp bốn theo Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hay không?

Câu 8: Có thể đăng ký ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam không?

Câu 1:

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng kí ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.

Việc đặt tên doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 37, 38, 39, 40 Luật Doanh nghiệp và Điều 18 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.

Câu 2:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp, trong đó không bao gồm các giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh.

Riêng đối với doanh nghiệp là tổ thức tín dụng, trong hồ sơ đăng ký, ngoài các giấy tờ theo quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp, phải có thêm bản sao hợp lệ giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Câu 3:

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2020.

Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 7 Luật Đầu tư thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó được đăng tải trên Cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp quốc gia. Do vậy, tổ chức, cá nhân có thể truy cập vào trang Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp theo địa chỉ https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ để tra cứu thông tin về vấn đề nêu trên.

Câu 4:

Có. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.

Câu 5:

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm trừ trường hợp kinh doanh có điều kiện.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi. Trường hợp doanh nghiệp không thông báo kịp thời sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh.

Câu 6:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Đăng ký kinh doanh là yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng, không chấm dứt kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo yêu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 212 Luật Doanh Nghiệp.

Câu 7:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Câu 8:

Có. Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp quy định một trong những quyền của doanh ngiệp là tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.

Việc ghi ngành, nghề kinh doanh trong trường hợp này quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 7 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.

Nhóm câu hỏi về Con dấu của Doanh nghiệp
Người hỏi: Nguyễn Hoa
Cơ quan trả lời:

Câu 1: Xin hỏi, công ty tôi có thể có nhiều con dấu và lưu giữ tại các chi nhánh khác nhau của công ty để thuận tiện trong quá trình hoạt động của công ty hay không?

Câu 2: Hình thức và nội dung mẫu con dấu doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Câu 3: Xin hỏi, tôi cần lưu ý gì khi thiết kế mẫu con dấu của doanh nghiệp?

Câu 4: Xin hỏi, việc thông báo mẫu con dấu của địa điểm kinh doanh thuộc doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Câu 5: Doanh nghiệp của tôi được thành lập trước ngày 01/7/2015, hiện đang sử dụng mẫu con dấu do cơ quan công an cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Tôi có buộc phải thay đổi mẫu con dấu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp hay không?

Câu 6: Việc quản lý con dấu đã hết hiệu lực sau khi doanh nghiệp thực hiện thông báo thay đổi mẫu con dấu mới được quy định như thế nào? Câu 7: Xin hỏi, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có bắt buộc phải đóng dấu không?

Câu 1: Có. Khoản 2, Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp có quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP thì chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

i) Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực dấu.

ii) Số lượng con dấu.

iii) Quy định về quản lý và sử dụng con dấu được quy định theo Điều lệ công ty hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp.

Câu 2:  Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy định mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Theo Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP nêu trên quy định thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại Điều 29 và Khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này.

Câu 3: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:

a) Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

c) Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

Đồng thời, Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP nêu trên quy định doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ quy định Khoản 1 Điều này, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu. Tranh chấp giữa doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan về từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh sử dụng trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài. Doanh nghiệp phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu hoặc hình ảnh vi phạm quy định tại Điều này và chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh theo quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án hoặc trọng tài.

Câu 4: Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp, trong đó bãi bỏ thủ tục thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu (trước đây quy định tại Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

Về việc sử dụng con dấu, tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng lý doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Câu 5: Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/7/2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Ngoài ra, Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp, trong đó bãi bỏ thủ tục thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu.

Do vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp không buộc phải thay đổi mẫu con dấu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp. 

Câu 6:  Khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp quy định về việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.                

Câu 7: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 01/2021/NĐ-CP, Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Theo đó, doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong các văn bản nêu trên.

cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Người hỏi: A
Cơ quan trả lời: Trung tâm XTĐT và HTDN

Xin cho tôi hỏi điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm những gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;

c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Tổng cộng5